Thời điểm xuất hoá đơn đối với điều kiện giao hàng CIF là thời điểm nào?

ĐỌC HIỂU và VẬN DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Screen Shot 2023 07 05 at 08.00.38

⏰“Thời điểm xuất hoá đơn theo điều kiện CIF là khi nào?”

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã và đang bị vướng mắc khá nhiều do:

– Mặc dù văn bản hướng dẫn rất rõ ràng; nhưng

– Cơ quan thuế lại áp dụng chưa được ổn lắm.

Chính vì thế, cá nhân tôi đã nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung này từ ACE đồng nghiệp:

“Thời điểm xuất hoá đơn theo điều kiện CIF là khi nào?”

Trong khả năng hiểu biết hết sức có hạn của mình, tôi xin chia sẻ như sau:

1. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 9, Nghị định 123/NĐ-CP thì:

“Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

2. Theo Incoterms thì CIF là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập bến người bán mới hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua. Incoterms chỉ quy định thời điểm chuyển giao rủi ro chứ không hề quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu. Theo đó, thời điểm chuyển giao rủi ro theo CIF không phải là nơi hàng hóa được bốc xuống ở cảng dỡ hàng mà khi hàng được giao qua lan can tàu nơi cảng bốc hàng.

Như vậy, trong trường hợp này thời điểm chuyển giao rủi ro và chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua là hai thời điểm hoàn toàn khác nhau.

3. Thời điểm xác định chuyển quyền sở hữu hàng hóa được quy định tại:

– Một là gắn liền với bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề này ít khi được quy định rõ ràng trong hợp đồng.

– Hai là trong trường hợp các bên không quy định hoặc quy định không rõ ràng về thời điểm chuyển quyền sở hữu, các bên có thể căn cứ vào quy định của pháp luật quốc gia để xác định thời điểm này. Cụ thể, theo Điều 62 của Luật Thương mại năm 2005, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang cho người mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.

– Ba là tuỳ thuộc vào một số quy định đặc thù khác có thể được áp dụng, như:

+ Trong trường hợp các bên sử dụng “bảo lưu quyền sở hữu” như một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, người bán có thể bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ theo quy định tại điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015;

+ Trường hợp mua sau khi dùng thử, trong thời hạn dùng thử, quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên bán theo điều 452 Bộ luật Dân sự năm 2015;

+ Trường hợp mua trả chậm, người bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với hàng hóa cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ khi có thỏa thuận khác theo điều 453 Bộ luật Dân sự năm 2015 và các điều khác trong Bộ lật dân sự 2015.

KẾT LUẬN: Như vậy việc cơ quan thuế vận dụng điểm b, khoản 3, điều 13 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá để hướng dẫn thời điểm xuất hoá đơn đối với điều kiện giao hàng CIF tại thời điểm THÔNG QUAN là chưa phù hợp với quy định tại khoản 1, điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Với việc xác định thời điểm xuất hoá đơn là thời điểm thông quan như hiện nay không chỉ chưa phù hợp với hướng dẫn của văn bản pháp luật mà thực tế đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong suốt thời gian qua (…), đặc biệt khi sử dụng tờ khai hải quan điện tử và hoá đơn điện tử. Vì vậy việc doanh nghiệp bị phạt oan là điều khó tránh khỏi.

Theo quan điểm cá nhân tôi, trong trường hợp này để xác định thời điểm xuất hoá đơn đúng với các quy định hiện hành và tránh bị phạt oan thì trong hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương doanh nghiệp nên thoả thuận rõ thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua và khi đó thời điểm xuất hoá đơn sẽ căn cứ vào thoả thuận này để thực hiện sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định.

Một lần nữa “TỜ GIẤY A4” sẽ phát huy tác dụng nếu biết cách sử dụng đúng.

CHÚC TẤT CẢ TUẦN MỚI THẬT THÀNH CÔNG!

Tin liên quan